Thiền Vô Vi

*** NGUYỄN giáng trần thọ hưởng nghĩa ân. THỊ hòa tâm sự tự phân lần. ANH hành chơn pháp tìm lối thoát. ĐÀO duyên trời độ rõ pháp ân. Lương Sĩ Hằng-Vĩ Kiên.Ký Bút ****

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

05- Những Pháp Thực Hành Sau Sáu Tháng Đầu

Sau giai đoạn sáu tháng đầu tu tập với chủ yếu là Soi Hồn và Pháp Luân Chiếu Minh, hành giả có thể bước vào thực hành đầy đủ các pháp, đó là: NguyệnSoi HồnPháp Luân Thường ChuyểnThiền Định và Xả Thiền (theo thứ tự đó).
Ba pháp Soi HồnPháp Luân Thường Chuyển, và Thiền Định là ba pháp chính của pháp môn Vô Vi.
Tuy nhiên, hành giả vẫn nên tiếp tục thực hành Pháp Luân Chiếu Minh thường xuyên để hổ trợ cho bộ ruột và giúp khôi phục lại phần điển năng phải tiêu hao hằng ngày cho cuộc sống.
(Bấm vào một trong các đề tài trên để đọc thêm.)
-------------------------

Pháp Luân Thường Chuyển
Pháp Luân Thường Chuyển bao gồm ít nhất là 6 hơi thở, nhiều nhất là 12 hơi, tùy theo khả năng của hành giả. Cũng giống như trong Pháp Luân Chiếu Minh, định nghĩa của một hơi thở là: một chu kỳ từ vị trí bụng tự nhiên, đến thở ra hết hơi xẹp bụng, đến hít vô tối đa đầy bụng, đến thở ra và trở lại bình thường. Lúc nào cũng thở bằng mũi, khoan thai, liên tục, nhịp nhàng, sâu sắc, và không gián đoạn. Tránh dẫn tư tưởng theo hơi thở.
Sau khi Soi Hồn xong, hành tiếp Pháp Luân Thường Chuyển như sau:
  • Vẫn trong tư thế ngồi, từ từ hạ hai tay xuống khép sát vào hông sườn, hai lòng bàn tay úp xuống để trên đùi. Ngồi trong tư thế như đã mô tả trong phần Cách ngồi, mắt nhắm và nhìn thẳng từ giữa trung tâm hai chân mày ra phía trước, ý tập trung trên đỉnh đầu.
  • Từ từ thở ra bằng mũi, bắt đầu hơi thứ nhất. Khi đến hết hơi xẹp bụng, dùng ý thầm ra lệnh: 'đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu'. Tiếp tục từ từ hít vào. Khi không còn hít vào được nữa, liền từ từ thở ra, xẹp bụng trở lại bình thường. Đó là một hơi.
  • Tiếp tục như vậy cho hơi thứ hai, rồi hơi thứ ba, v.v. Ít nhất là 6 hơi, nhiều nhất là 12 hơi.

    •     
      (a) Thở ra xẹp bụng.       (b) Hít vô phình bụng
      ... đọc thêm>>

      Giải thích về Pháp Luân Thường Chuyển
      Thiền Sư Lương Sĩ Hằng đã giải thích như sau:
      Pháp Luân Thường Chuyển là pháp đả thông tất cả kinh mạch bên trong thì huệ tâm mới khai, mới hòa tan với càn khôn vũ trụ, hồi quang phản chiếu. Hành giả mới thấy nguyên năng bên trong và thấy rõ nguyên lai bổn tánh của chính mình.
      Khi hít hơi vào, cái ý phải ra lệnh: `đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu'. Khi đầy rún, thì bụng phình ra, đầy ngực, tung lên bộ đầu cũng bụng vẫn phình ra. Chỉ lúc bắt đầu thở ra, bụng mới từ từ xẹp xuống. Thở ra phải thở xẹp hết. Không còn giữ hơi ở trong bụng. Xẹp lép! Tại sao phải thở xẹp bụng? Khi hành giả thở xẹp là ép cái thận, trược điển được lọc, sẽ đi ra đường tiểu tiện. Ép hết rồi, mới hít từ từ vào trở lại...

      Thiền Định
      Sau khi thực hành Pháp Luân Thường Chuyển xong, hành giả thực hành tiếp pháp Thiền Ðịnh như sau.
      • Cách ngồi và để tay như lúc làm Pháp Luân Thường Chuyển.
      • Nhớ là đầu vẫn giữ thẳng, rút cằm vô một chút, co lưỡi, răng kề răng, hai tay khép sát vào hông sườn, hai lòng bàn tay úp xuống để trên đùi, mắt nhắm, và ý nhìn từ giữa trung tâm hai chân mày tới trước. Xem lại phần Cách ngồi, nếu cần. (Nếu đã tu lâu, có điển, có thể ngồi bắt ấn Tam Muội.)
      • Tập trung trí ý lên đỉnh đầu, ý thầm nguyện xuất hồn lên đảnh lễ Phật. Chỉ chú tâm lên xoáy óc một chút thôi, rồi sau đó nhìn thẳng trung tâm giữa hai chân mày lâu chừng nào tốt chừng nấy, ý chí thả lỏng, tâm phẳng lặng và ý dỗ cho ngủ. Ngồi như thế càng lâu càng tốt.
      • Khi thiền định, nếu ngứa mình, tê chân hay có ý động loạn thì chỉ niệm Nam Mô A Di Đà Phật ngay trung tim bộ đầu.

      (a) Người mới tu để tay lên đùi(b) Người tu lâu có thể bắt ấn Tam Muội
      ... đọc thêm>>

      Giải thích về Thiền Định
      Thiền Sư Lương Sĩ Hằng đã giải thích như sau:
      Thiền là cho phẳng lặng tất cả mọi sự việc và sự thanh hướng về thanh, trược lắng về trược. Thanh là chấn động lực của bộ đầu, phải thả lỏng cho nó phóng lên tới vô cùng tận và trược tự nó phải lắng trong. Trong khi Thiền Định, ngứa mình chỉ nên niệm Phật, tê chân cũng chỉ niệm Phật. Ngứa và tê nó tạo cái dâm tánh, tạo cái dâm tánh thì trở về trược. Trược rồi thì nó ác, ác trược là vậy. Còn người thiền lâu có thể bắt ấn tam muội. Ngồi Thiền Định càng lâu càng tốt, trong lúc ngồi, những vị bộ đầu rút nhẹ có thể ngủ ngồi. Bộ đầu càng rút nhẹ chừng nào thì ta càng dễ đi vào giấc ngủ mê chừng đó, trong mê có tỉnh. Ngồi đây nhưng ai nói gì cũng nghe, cái đàng trước mắt chúng ta, ngay trung tâm chân mày, cái gì chúng ta cũng thấy. Nhưng cảnh bên trên chúng ta thấy rõ rệt. Ngồi đúng thì mặt mày thấy vui tươi, ngồi không đúng thì mặt mày thấy buồn bực. Còn ngồi thiền mà quậy qua quậy lại, đó là tà khí chưa dang hay là tà khí xâm nhập, pháp luân chưa đúng chiều, đi ngược chiều. Chấn động khối thần kinh cho nên cựa quậy. Những cái đó phải ngừng ngay và thực hành chiếu minh cho nhiều, cho nó khai thông những huyệt kinh trong thể xác. Nó dẫn giải tất cả tà khí, trược khí trong thể xác, nhiên hậu nó ngồi yên tĩnh thiền định được... Lúc ngồi thanh tịnh ngay ngắn, thừa tiếp thanh điển bên trên để đi học. Lúc về thì nó nặng đầu, nó làm lắc cái đầu thì chúng ta bắt đầu xả thiền.
      Ấn Tam Muội: Người tu lâu, có điển, trong lúc ngồi tập Pháp Luân Thường Chuyển hay Thiền Định tự động rút hai bàn tay lại để ở giữa thay vì ở hai bên đùi. Cách bắt ấn Tam Muội này chỉ dành cho người tu đã lâu.

             

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét