Thiền Vô Vi

*** NGUYỄN giáng trần thọ hưởng nghĩa ân. THỊ hòa tâm sự tự phân lần. ANH hành chơn pháp tìm lối thoát. ĐÀO duyên trời độ rõ pháp ân. Lương Sĩ Hằng-Vĩ Kiên.Ký Bút ****

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

04 - Thực Hành Trong 6 Tháng Đầu

                                              PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH THIỀN
                               PHÁP LÝ VÔ VI KHOA HỌC HUYỀN BÍ PHẬT PHÁP
                                                             
* Thực Hành Trong 6 Tháng Đầu:

Khi mới tập thiền, hành giả cần biết về Cách ngồi và Các tư thế của răng và lưỡi.
Trong giờ công phu của sáu tháng đầu tu tập, hành giả chỉ nên thực hành các pháp: NguyệnSoi Hồn, và Pháp Luân Chiếu Minh, theo thứ tự đó. Có thể làm thêm Xả Thiềnsau pháp Soi Hồn và trước khi làm Chiếu Minh. Soi Hồn và Chiếu Minh là hai pháp chính trong giai đoạn này.
(Bấm vào một trong các đề tài trên để đọc thêm.)

Khi mới tập thiền, hành giả cần biết: Cách ngồi và Các tư thế của răng và lưỡi. Các tư thế hay động tác này là một phần không thể thiếu của những pháp chính trong Vô Vi.
(Bấm vào một trong các đề tài trên để đọc thêm.)


Cách ngồi
Ngồi trên một cái gối đặt trên thảm hoặc mền. Ðầu và lưng luôn luôn giữ thẳng, rút cằm vô một chút xíu để đầu và xương sống thẳng một đường, hai cánh tay kèm theo hông. Hai lòng bàn tay úp lại để trên đùi. Ngồi xoay mặt về hướng Nam. Mắt luôn luôn nhắm, trong ý nhìn thẳng từ trung tâm hai chân mày ra phía trước. Hành giả có thể chọn một trong những cách ngồi thích hợp sau đây:
  • Ngồi kiết già: Chân phải trên đùi trái và chân trái trên đùi phải;
  • Ngồi bán già: Chân trái trên đùi hay bắp vế chân phải và chân phải dưới đùi chân trái, hoặc ngược lại;
  • Ngồi xếp bằng: Hai chân xếp tự nhiên.
(a) Ngồi kiết già(b) Ngồi bán già(c) Ngồi xếp bằng
Nếu không thể ngồi bằng những cách trên, hành giả cũng có thể:
  • Ngồi trên ghế: Ngồi thẳng không dựa lưng vào thành ghế. Hai bàn chân sát với nhau. Hai gót chân chạm với nhau. Nên mang dép hoặc chân để trên tấm thảm để tránh chân chạm mặt đất.
   
(d) Ngồi trên ghế
... đọc thêm>>

Giải thích về Cách ngồi
Tại sao ngồi thiền lại phải quay mặt về hướng Nam? Theo Thìền Sư Lương Sĩ Hằng, đó là vì hướng Nam hóa sanh hỏa. Tập trung Lửa ở trung tim chân mày, gọi là `Hỏa-Hỏa Tương-Giao'. Lửa dẫn Lửa, phát sáng lẹ hơn, còn Lửa khiếm Thủy không dẫn được.
Pháp Lý Vô Vi không quá câu nệ về cách ngồi. Hành giả có thể chọn kiểu ngồi nào thích hợp cho mình. Tuy nhiên, nếu ngồi kiết già được là tốt nhất. Đa số hành giả Vô Vi chọn cách ngồi bán già - vừa không quá khó cho thể xác, vừa đủ để làm Soi Hồn và thở Pháp Luân Thường Chuyển hiệu quả, dễ tống luồng điểu hỏa hầu ở phía sau lên bộ đầu. Nhiều hành giả cao niên cảm thấy ngồi ghế là thích hợp hơn, nhưng nên cố gắng làm Pháp Luân Thường Chuyển nhiều hơn, kết quả cũng tương đương như ngồi bán già hay xếp bằng.


Soi Hồn
Đây là pháp thứ hai, sau phần Nguyện. Hành giả có thể làm pháp này bất cứ lúc nào trong ngày, mỗi lần kéo dài ít nhất là 5 phút và nhiều nhất là 15 phút, để tập cho thần kinh khối óc được ổn định.
Tư thế của pháp Soi Hồn được mô tả trong hình dưới đây:

(a) Tư thế của pháp Soi Hồn
Cách thực hiện pháp Soi Hồn như sau:
Vẫn trong tư thế ngồi, từ từ đưa hai cánh tay lên ngang vai. Dùng đầu hai ngón tay cái đút vào nhẹ nhàng bịt kín hai lỗ tai. Dùng đầu hai ngón tay giữa chận nhẹ lên vành khớp xương khóe mắt và kéo chằn nhẹ ra cho hai mí mắt nhắm lại. Dùng đầu hai ngón tay trỏ chận nhẹ trên mí tóc chỗ màng tang. Ngón áp út và ngón út co lại vào trong lòng bàn tay. Ðầu và lưng giữ thẳng, rút cằm vô một chút, co lưỡi, răng kề răng, miệng ngậm, mắt nhắm, ý nhìn từ trung tâm chân mày thẳng tới trước, như đã giải thích trong phần Cách ngồi và Các tư thế của răng và lưỡi. Nói trong ý: 'Tập trung ba báu linh Tinh Khí Thần'. Lắng nghe điển trổi lên bộ đầu, hơi thở bình thường.

            
(b) Từng bước để đạt đến tư thế của pháp Soi Hồn
... đọc thêm>>

Giải thích về Soi Hồn
'Soi' là tìm kiếm, 'Hồn' là sự sáng suốt, thanh tịnh. Soi Hồn là một phương pháp giúp tìm kiếm lại sự thanh tịnh và sự sáng suốt của chính mình. Theo Đông Y Học, Soi Hồn là quy nguyên thần kinh khối óc, giúp khai mở trung tâm điểm của bộ đầu.
Dùng hai ngón tay cái nhẹ nhàng bịt kín hai lỗ tai là để hội tụ luồng điển về bộ đầu và tập trung nó vào giữa hai chân mày. Ngón trỏ và ngón giữa chận lên màng tang nơi chân tóc và ở giữa xương khóe mắt cũng để luồng điển chuyển chạy về trung tâm chân mày. Khi khả năng tập trung luồng điển đầy đủ thì ánh sáng sẽ phóng ra từ nơi Ấn Đường, trung tâm giữa chân mày, tiến thẳng một đường lên trung tâm của càn khôn vũ trụ, hành giả càng ngày càng cảm thấy thong thả nhẹ nhàng hơn.

Pháp Luân Chiếu Minh
Trong giai đoạn sáu tháng đầu, hành giả thực hành pháp này sau khi làm xong phần Xả Thiền, hay bất cứ lúc nào rảnh rỗi và bụng trống, ít nhất là 2 tiếng đồng hồ sau bửa ăn. Công dụng về sức khỏe của Pháp Luân Chiếu Minh là để thanh lọc và làm điều hòa bộ ruột.
Nằm ngửa trên giường hay sàn nhà có trải ra hay chiếu, đầu thẳng, lưỡi co, răng kề răng, miệng ngậm, như đã giải thích trong phần Các tư thế của răng và lưỡi. Tay chân duỗi thẳng và hoàn toàn thả lỏng. Ý tự nhủ quên hết chân, tay, thân mình. Mắt nhắm, trong ý nhìn thẳng từ giữa trung tâm hai chân mày tới phía trước, rồi tập trung chú ý tới cái rún. Khi tập pháp này, lúc nào cũng chú ý đến cái rún.
Pháp Luân Chiếu Minh bao gồm tổng cộng 78 hơi thở, được chia làm 12 hiệp. Hiệp thứ nhất là 12 hơi liên tục; hiệp thứ hai là 11 hơi liên tục, hiệp thứ ba là 10 hơi liên tục, v.v., hiệp cuối cùng là 1 hơi. Một hơi là một chu kỳ từ vị trí bình thường đến xẹp bụng tối đa, đến hít vô đến tối đa, và trở lại vị trí bình thường. Luôn luôn thả hơi thở tự nhiên để hơi ra vào nơi bụng, không phải bằng lồng ngực. Hơi thở phải từ từ vừa phải; nếu nhanh quá sẽ kém hiệu quả, nếu chậm quá sẽ dễ ngủ quên.
Cách thực hiện hết 78 hơi và tự đếm hơi thở như sau:
Sau khi nằm ngay ngắn, chấn chỉnh tầm mắt và thả lỏng toàn thân, hành giả bắt đầu bằng cách từ từ thở ra bằng mũi cho hết hơi xẹp bụng, rồi từ từ hít vô đến khi hết hít vô được thì từ từ thở ra cho bụng trở lại bình thường - đó là hết một hơi - trong ý thầm đếm '1'. Xong tiếp tục thở hơi thứ 2, cuối hơi thầm đếm '2'; thở tiếp hơi thứ 3, cuối hơi thầm đếm '3'; v.v., cho đến hết hiệp đầu tiên (12 hơi).
Cuối hiệp đầu tiên, nghĩ vài giây đồng hồ, rồi tiếp tục thở hiệp thứ hai (11 hơi thở). Cuối hiệp thứ hai cũng nghĩ vài giây trước khi làm tiếp hiệp thứ ba, v.v., cho đến hiệp cuối cùng (là 1 hơi).

    
(a) Thở ra xẹp bụng.       (b) Hít vô phình bụng

Giải thích về Pháp Luân Chiếu Minh
Pháp Luân Chiếu Minh là pháp của Đức Quan Thế Âm chỉ dạy trực tiếp cho Thiền Sư Lương Sĩ Hằng khi Ngài mới tu tập với Đức Tổ Sư, để tập hít thở bằng bụng.
Không được thở liên một hồi 78 hơi mà phải chia ra 12 hiệp như vậy, là để giải tỏa một giáp vọng động. Sau 12 hơi, nghĩ một chút, sau 11 hơi, nghĩ một chút, v.v.. để dần dần giải tỏa đi đến số 0.
Mắt phải nhìn thẳng nhưng ý nghĩ đến cái rún, vì Tứ Hải Quy Gia, là cái Vía trụ ở đó để cai quản một trường sinh hoạt của Tiểu Thiên Địa. Chú ý ở đó để dễ trụ và xuất ở tương lai.


Xả Thiền
Trong giai đoạn sáu tháng đầu, hành giả thực hành pháp này sau khi Soi Hồn. Sau giai đoạn sáu tháng, hành giả thực hành pháp này sau khi xong phần Thiền Định, để chấm dứt buổi công phu. Xả Thiền bao gồm những động tác như sau:
Bước 1: Hai tay từ từ đưa lên trên đầu. Hai lòng bàn tay đặt úp lên trên đỉnh đầu để hồi điển trở lại bản thể.
    
Bước 2: Vuốt vòng từ đầu xuống theo vành tai. Vuốt trái tai xuống. Vuốt mặt như vậy 3 lần.
            
Bước 3 - Xoa bóp hai cánh tay: chà xát hai bàn tay cho ấm, dùng một bàn tay bóp và vuốt tay kia từ bả vai xuống cánh tay, đến cổ tay thì nắm và vuốt ra khỏi các đầu ngón tay. Đổi tay và lại y như vậy cho cánh tay kia. Làm như vậy 3 lần.
        
Bước 4 - Xoa bóp hai chân: cũng chà xát hai bàn tay cho ấm, dùng hai bàn tay bóp và vuốt hai chân, từ háng xuống đùi và bàn chân. Lập lại y như vậy cho chân kia. Làm như vậy 3 lần.
Bước 5: Cuối cùng, chà mạnh 2 lòng bàn chân vào nhau, 50 lần.
                
(Bước 5)(Động tác bấm huyệt khi bị tê chân)
... đọc thêm>>

Giải thích về Xả Thiền
Trong thời gian 6 tháng đầu, hành giả chỉ cần thực hành hai bước 1 và 2 ở trên (sau khi Soi Hồn và trước khi làm Chiếu Minh).
Động tác xả thiền như trên là để quy nguyên luồng điển của hành giả trở về bộ đầu và trở vô cơ thể.
Xoa bóp tay chân là để làm cho cơ thể điều hòa, thần kinh xoa dịu. (Nhớ là nếu chân bị tê thì dùng ngón tay cái bấm huyết tê nơi móng ngón chân cái và bẻ quặp xuống. Không nên vội đứng dậy bước đi khi chân còn tê.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét